Các biến thể của kỹ thuật khắc gỗ Khắc_gỗ

Albrecht Dürer: "Bốn người cưỡi ngựa của Khải Huyền"

Các kỹ thuật cổ điển của khắc gỗ bao gồm:

  • "Cắt đường đen": Các phần nổi (và vì thế được in ra) của bản khắc gỗ sẽ tạo hình, đây là cách đầu tiên của kỹ thuật khắc gỗ.
  • "Cắt đường trắng": Đường nét được chạm trổ chìm vào gỗ, khi in bề mặt, thật ra là nền của bức tranh, sẽ được in ra, hình ảnh được tạo thành bởi các đường nét trắng do không được in. Phương pháp này được sử dụng nhiều nhất là trong thế kỷ thứ 16. Albrecht Dürer là một trong những nhà nghệ thuật đã sử dụng phương pháp này để tăng thêm ấn tượng cho các tác phẩm của ông.
  • Nhiều nhà nghệ thuật (Paul Gauguin, Edvard Munch, Ewald Maraté, Gerhard Altenbourg) ngược lại đã sử dụng những bản khắc gỗ lớn, nhấn mạnh đến hình dáng của bề mặt. Kỹ thuật này chú ý đến các tính chất tự nhiên của gỗ với các vân và cấu tạo của nó và là tiêu biểu cho kỹ thuật khắc gỗ trong khoảng thời gian từ cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20.
  • Chạm gỗ (tiếng Anh: xylography): Dùng dao chạm trong khắc đồng khắc trên gỗ được cắt ngang chiều của sợi để có thể tạo ra nhiều tông màu hơn.

Các ứng dụng khắc gỗ hiện đại:

  • "Khắc bút chì:" Bút chì được sử dụng như một món quà độc đáo qua các ký tự hình và chữ được khắc thủ công. Bút chì khắc có mặt tại rất nhiều quốc gia. Các nghệ nhân khắc bút chì thường với mục đích tiêu khiển và tạo ra loại quà tặng rất độc đáo, rất riêng.